
.
FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1714893918784552
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
TẾT ĐOAN NGỌ TRONG "VIỆT NAM PHONG TỤC" & Ý KIẾN CỦA TÔI
Học giả Phan Kế Bính (1875 – 1921) viết về Tết
Đoan Ngọ (Mùng năm tháng 5 âm lịch hằng năm), trong cuốn Việt Nam phong tục (xuất
bản 1915; Nxb. TP.HCM. tái bản 1992).
Nội dung đoạn viết của Phan Kế Bính, xin xem ở hai
trang 47-48, sđd.
Tuy nhiên, theo sự thu hoạch của bản thân từ thực
tế (phong tục thể hiện trong đời sống), từ thông tin trong sách vở, và từ sự tự góp phần giải mã các mã hóa trong Tết Đoan ngọ, tôi thấy có thể đúc rút thành các ý
nghĩa sau đây:
1) Ngày tạ ơn tổ tiên: Chính ngọ mọi nhà đều có
một mâm cỗ cúng gia tiên.
2) Ngày thơ ca (sự tích về nhà thơ trung trực)
3) Ngày giải oan (cũng từ sự tích trên)
4) Ngày thầy thuốc, thầy giáo (sự tích hái lá
Mùng năm, giết sâu bọ để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là bảo vệ trẻ em), và thầy thợ: Nhiều người
đi tết thầy giáo, thầy thuốc, và cả thợ cả (thầy của thơ) làm nhà nữa.
5) Ngày phụ nữ, tạ ơn bên ngoại (bên mẹ, bên vợ,
từ ca dao về Ngày giỗ Mẹ Âu Cơ): Thường thấy là đi tết bên nhà vợ; nếu cha đã mất
thì đi tết cả bên ngoại (bên mẹ).
6) Ngày tạ ơn cây trái, bảo vệ nông nghiệp (giết sâu bọ
phá hoại mùa màng) -- cũng có thể phát triển thành Ngày chống tham nhũng.
7) Ngày triết lí đối với của cải (không quên nghèo, không khoe của, để rồi tiếc của — rút ra từ sự tích Thạch Sùng).
Thật ra, tuy là một trong hai cái Tết (nguyên
đán, đoan ngọ) có tính toàn dân, ba miền Nam Trung Bắc đều có, nhưng Tết Đoan
ngọ giản dị hơn Tết Nguyên đán nhiều lắm. Trước ngày Tết Mùng năm, người chủ hộ
chuẩn bị lễ vật để đi tết bên vợ, bên ngoại, thầy thuốc, thầy giáo, thầy thợ. Lễ
vật đi tết cũng đơn sơ: cặp vịt sống, khoảng mươi lon nếp, lon đậu (có thể là các thứ khác). Trong ngày ấy,
mọi nhà đều bày một bữa cỗ (mâm cúng) với các món đặc trưng như thịt vịt, xôi đậu,
chè kê, bánh ú tro, cơm nếp rượu, hoa quả (có thể thiếu vài món cũng được), và
cúng gia tiên vào lúc chính ngọ (12 giờ trưa). Trong bữa ăn, theo tục lệ, có 3
mẩu chuyện để kể, đó là chuyện về thi sĩ Khuất Nguyên, về hai anh học trò Lưu –
Nguyễn hái thuốc, về Thạch Sùng (thằn lằn) quên nghèo, khoe của rồi phải tiếc của (*).
Trong ngày đó cũng đi hái hoặc đi mua lá Mùng năm, về nấu để uống. Giản dị như
vậy thôi.
T.X.A.
10-6-2016 (HB16)
(*) Cũng xin nói thêm về
chi tiết Thạch Sùng. Hồi nhỏ, đến dip Tết Mùng năm, vào lúc chính ngọ, khi trên
bàn thờ đang nghi ngút khói nhang, thì thế nào người lớn (ba mạ, ông mệ…) cũng
bảo trẻ con: Đứa nào tìm ra một con thằn lằn vào lúc đó, thì đuợc khen giỏi! Ý
nói thằn lằn xấu hổ, trốn biệt tăm, trong giây phút thiêng liêng ấy.