Bài 1 TRÚT GÁNH NỢ CẦM BÚT Trần Xuân An cất khỏi vai gánh nợ người cầm bút Đỏ thắng Vàng, mười chín tuổi chưa qua * Đỏ bắn Đỏ, cũng học trò, dạy học * thơ máu xương, góp vào sử rõ ra! hai gánh nợ, thiếu khuyết và nghiêng lệch viết đền bù, đầy đủ và thẳng ngay thành gánh sách, hai vai ta nhẹ nhõm tuổi xế trưa, nắng trăm năm còn dài nhưng đâu phải tính tẩy trần, gác bút chỉ xong thêm Chiến tranh Lạnh thuở nào * vẫn viết về cõi khổ đau, hạnh phúc thôi đạn bom, nỗi xương trắng, máu đào! không phải tránh nội chiến Chiến tranh Lạnh đã “Chín đoá…” bù “Mùa hè bên sông” * chung hộp sách mười bốn cuốn treo mạng chưa sách giấy. Nhẹ vai. Chưa yên lòng. T.X.A. trước 10:30, 23-11-2020 ……………. (*) Thời “Chiến tranh Vàng – Đỏ”: 1945-1975; thời “Chiến tranh Đỏ – Đỏ”: 1975-1989/1991. Đó là hai giai đoạn “Chiến tranh Lạnh” (1945-1991) ở nước ta và cả Đông Dương. ~ “Chín đoá đỏ vàng lam” (thơ, truyện, 13 đầu sách) và “Mùa hè bên sông” (tiểu thuyết, 01 đầu sách), cùng chung một đề tài hoà giải dân tộc thời hậu chiến, của tác giả Trần Xuân An. ~ Bài thơ trên đây được viết sau khi đã đóng lại tập thơ “Tổ quốc ơi…”, đã tạo thành tệp sách PDF với 41 bài thơ + 01 bài thơ vốn ở tập thơ trước. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2763249540615646/
LINK các bài trước (bấm vào để đọc từ b.2 đến b.11) Bài 12
“CƯỠNG BỨC TÌNH DUYÊN”, CHUYỆN THỜI CHIẾN TRANH Trần Xuân An 
người làm ơn, ngầm cưỡng bức lòng người ân đức ấy ngầm buộc người phải chọn thoát nhà lao, vào tình duyên không trọn người thuỷ chung, người chung thuỷ suốt đời khi tấn tuồng lịch sử đổi màn rồi người vỡ mộng lại gặp người mộng vỡ người ngoài lao nhờ kẻ quen giúp đỡ người trong lao thoát ra, thành vợ chồng thời chiến tranh cũng đời thường nỗi lòng rời Việt Minh, người về sau bị bắt người về trước, theo chính danh, dù nát dựa quan quyền triều Nguyễn, cứu tình duyên cứu khỏi tù, lễ cưới tơ hồng thiêng dùng ân nghĩa trói đời nhau bền chặt sợi lạt mềm buộc đời nhau, tẩm mật vậy có là cưỡng bức tình duyên không? vị đắng chát, trà, cà phê, tỉnh lòng viết văn chương, nhìn đâu cũng bi kịch thấy ân nghĩa sáng trong như ngọc bích mang cạnh sắc vị kỉ cứa đau tim tuổi sóng tràn và bay bổng cánh chim gọi đó là tình duyên bị áp lực cứu khỏi tù, cưới nở hoa tâm phục khi bạc đầu thấy vậy cũng thương thương tôi bạc đầu, học lại về yêu đương thành vợ chồng, có nhiều người chinh phục lớp sơ cấp hôn nhân và hạnh phúc chịu cưỡng bức học cho xong, xoá mù * tình duyên đó như ca dao hát ru * chuyện Thạch Sanh nhưng Lý Thông không có cứu thoát hang Đại Bàng, nên chồng vợ ân hoá tình, đâu chỉ yêu với yêu. T.X.A. 22 & 23-12-2020 ………….. (*) Chính sách cưỡng bức (cưỡng bách) giáo dục, bắt buộc phải đi học trường phổ thông, ở các nước tiên tiến, ngày xưa. Trong “Chương trình Việt Minh” (Hồ Chí Minh, 1941), có sử dụng cụm từ "cưỡng bức giáo dục". Ở đây, nói về điều kiện đăng kí kết hôn, buộc phải có chứng chỉ đã học xong lớp hôn nhân, xây dựng gia đình hạnh phúc, “xoá mù” kiến thức về lĩnh vực này. Tác giả cũng chỉ nói đùa, rằng bản thân tuy bạc tóc, vẫn lơ tơ mơ. ~ Trích “Thạch Sanh”, truyện thơ dân gian: “Đàn kêu: tích tịch tình tang Tiếng ti, tiếng trúc cung đàn đua vui. Đàn kêu hơn thiệt mọi lời Nhân duyên phu phụ số trời đã se”. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2789568704650396/ .

Bài 13 viết tiếp “Tổ quốc ơi…” CHÚT NGÔNG LẤY HÊN TUỔI MỚI Trần Xuân An lịch mặt trời quên một tuổi ta sáu lăm năm, suối hoá sông xa nguồn sơ sinh đến bến phai tóc (chưa khắp biển, chưa mưa lại nhà) tin tưởng mình còn lâu mới chết còn chèo dòng sống, dài thăng trầm: viết trường vàng, viết tiếp trường đỏ giảng dạy, vắt biên vải, viết thầm * vẫn cầm bút, viết một chồng sách nửa sách giấy và nửa mạng treo danh ngỡ tác gia, không sống hận gặp thời buổi khó, sự nghiệp bèo nhỏ mơ: chữ dựng nhà thơ lớn biệt một dòng văn sử, còn mơ sách với sọ bừng hoa chín đoá trên thuyền, bút gõ mạn, trăm bờ lịch mặt trời còn lịch mặt trăng thơ yêu đủ đắp mộ, nghìn trang sông tình tới cuối sông còn lắm trăm tuổi bút, thơ tuổi trẻ măng. T.X.A. 06:15-09:30, 30-01-2020 ………….. (*) Vắt biên vải: vắt sổ quần áo. (Bài này đã gửi tuần báo Văn nghệ TP.HCM.) https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2795703347370265/ . Bài 14 sau “Tổ quốc ơi…” BỐN MÙA THỂ LOẠI Trần Xuân An thơ tình nhân loại muôn năm tuổi trời đất vào xuân hàng triệu mùa hạ sử, thu bình, đông tiểu thuyết mùa nào tình cạn xuân tàn chưa! hạ bừng sử điểm tình xuân chữ thu thẩm bình ken, len truyện đông không tháng năm nào tình tắt thở não tươi chất xám, tim tươi hồng đời xưa trong truyện, tình luôn mới sử đọng nhịp tim, lay vạn sau muôn thuở thơ tình vương hiện thực thoát li đời, cũng đỡ mày chau? Cô Giang, tình sử – tình trong sử “Màu tím hoa sim” Bến Hải thương lí luận “Nhân văn”, nay cởi trói tình nào truyện Vĩ tuyến vơi sương? lẽ nào duyên thắm mai vàng nguỵ? tình đẹp đào hồng mới thật ư? muôn thuở, thời nào cũng vạn thuở yêu đương, xuân sắc cả huyền hư bốn mùa thể loại xen canh chữ thể loại nào mà chẳng chuyện tình! hiện thực vấn vương thì hoá giải lợi quyền, chiến tuyến, méo tâm mình. T.X.A. 07:12-08:40, 01-01-2021 (19-11, mùa đông năm Canh Tí HB20-21) https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2797175313889735/ . Bài 15 sau “Tổ quốc ơi…” NỘI CHIẾN TRANH GIÀNH ĐẤT MẸ Trần Xuân An dựa hai thiên hạ, chia hòn máu bắn giết lẫn nhau, nhà Mẹ tan “Vòng phấn Kavkaz”! Giằng – xé xác * hiểu sâu hiện thực để thương dân mỗi phe ghì siết một tay Mẹ giằng Mẹ về mình, xé Mẹ chăng? kịch gián cách thôi, nhưng lịch sử đẹp phe buông, nội chiến, đầu hàng Đất như Mẹ đẻ, Miền Nam khóc “Vòng phấn Kavkaz”, xé ruột, buông * hoà giải, trầm tư hồn cốt kịch kết đồng sáng tạo, thiết tha thương A.Q. không nhỉ, Miền Nam hỡi? * hoà giải, đúng không, hay đã sai? tôi viết thơ hoà bình, thống nhất trầm tư “Vòng phấn…” lại, do ai? nhưng cờ cộng sản, phải xương máu lồng nội chiến vào đánh thực dân phải cướp chính quyền ý hệ cũ Miền Nam sao hiểu đỏ lòng nhân! hiểu lòng nhân Đỏ, nơi đời thật thấy sử Đông Âu, quanh nước mình “Vòng phấn Kavkaz” trong nội chiến còn hàng giặc ngoại, muôn đời khinh thật ra, hai nửa nương hai Khối thống nhất, buộc ràng vào Khối kia “Vòng phấn Kavkaz”, Mẹ sống sót ngoại cường Đỏ đó, gánh ai chia! thế rồi hai Khối đều buông cả (nội chiến anh em, dựa ngoại xâm) ruột thịt thực dân vào ruột thịt sử gia chân chính, bút còn tâm Campuchia! Giải phóng là thế chỉ giúp người Cam đất nước Cam nhưng “cấm đụng cây kim sợi chỉ” sao người Miền Bắc ngập Miền Nam? văn chương là tấm gương soi thật tráng thuỷ có khi méo mó người kịch gián cách cho đời phản tỉnh có ai tự vấn, khóc hay cười? T.X.A. 02-01-2021 …………. (*) Vở kịch gián cách “Vòng phấn Kavkaz” của Bertolt Brecht (1898-1956). Ở đây, tôi muốn vận dụng sáng tạo, trong tinh thần hoà giải dân tộc, rằng: Hai anh em ruột đánh giết nhau, giành nhà đất và giành mẹ đẻ; ai tham lam quyết giằng kéo đất và mẹ về mình là xé đất và xé cả thân mẹ (trong tranh chấp, là kẻ giết đất và giết mẹ đẻ của mình). ~ “A.Q. chính truyện” của Lỗ Tấn, viết về tâm lí dối lòng mà vui trong thực trạng đáng buồn, thường được gọi là “phép thắng lợi tinh thần”. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2797757687164831/ Xem thêm: “Chuyện trò với một người bạn học thân mến” (05-01-2021) ngay tại khung trang này, hoặc tại: https://txawriter.wordpress.com/2021/01/06/chuyen-tro-voi-mot-nguoi-ban/

CHUYỆN TRÒ VỚI MỘT NGƯỜI BẠN HỌC THÂN MẾN Trần Xuân An I. Thực tế bất chấp đạo lí và lẽ phải. Lịch sử cho thấy thực dân Pháp và Hội Thừa sai Paris tại hải ngoại của Pháp xâm lược nhưng cũng mị dân là “khai hoá”. Các chiêu bài phải lộ mặt khi nhìn vào thực tế. II. Sự thật? Mình chỉ hoà giải thôi: 1) Trong chiến tranh, Miền Nam chỉ than khóc vì nội chiến và sợ hãi cộng sản. Miền Nam hầu như buông tay từ 1945. Điều đó thể hiện trong văn học nghệ thuật. Trong khi đó, Miền Bắc thì dựng nên nhiều chiêu bài và văn nghệ sĩ đều viết theo các chiêu bài ấy. 2) Thống nhất, hoà bình là tốt, nhưng Miền Nam không muốn bị áp đặt chủ nghĩa Mác-Lê và phụ thuộc Liên Xô. Họ cho rằng Miền Nam bị cộng sản xâm lược. Trong khi đó Miền Bắc lại bảo họ giải phóng Miền Nam bằng chủ nghĩa Mác-Lê của Liên Xô (cờ, ảnh Liên Xô khắp nơi). 3) Thực tế là dân và cán bộ Miền Bắc vào Miền Nam gần chục triệu người, nắm hầu hết quyền lực chính quyền, kinh tế… Miền Nam bảo Miền Bắc thực dân hơn cả Pháp! Nếu thực tế như Campuchia, đánh đổ Polpot – Iêng Xary xong, phải trả Campuchia cho người Campuchia (ở Miền Nam, không một người Miền Bắc nào vào ở tại Miền Nam), thì mới đúng đạo lí, lẽ phải. Anh ruột mà giết em, đè bẹp em, cướp nhà, cướp đất em thì cũng là xâm lược (nhấn mạnh: XÂM LƯỢC), nữa là giương cờ, cắm cờ, dựng ảnh Liên Xô! TRÊN ĐÂY LÀ LÍ LUẬN HAI PHÍA. Mình chỉ hoà giải. T.X.A. 05-01-2021 . https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2799921653615101/ 
Bài 16 sau “Tổ quốc ơi…” BÚT NHƯ NGỰA VỀ ĐƯỜNG CŨ Trần Xuân An đầu năm lịch mặt trời, khai bút tìm tứ yêu đương cho trẻ trung hai trái tim, sao còn bối cảnh? thoát li chăng? Chỉ trời vô cùng! bút không sợ chạm vào niềm sử và thể loại nào cũng chuyện tình lạc tứ, bút quay về Bến Hải gặp Brecht vạch trắng rùng mình * thơ rung tim ấm, khi đầu sáng gián cách, lạnh lùng, viết lắm rồi về lại Phương Nam bằng ngọn bút tận cùng hiểu sử, yêu nhân đôi! hát ngâm, đời hiểu thơ tiền chiến Tổ quốc vong, thơ tình thoát li nội chiến, ngoại xâm – hai Khối giặc * xới cày sử, giới tuyến mà chi! thoát li sử – đã nằm lòng sử nếu chỉ thơ tình, đất giống trời hai trái tim, cần chi bối cảnh thơ yêu đương: thế giới hai người! T.X.A. 14:34-17:33, 05-01-2021 ……….. (*) Bertolt Brecht (1890-1956), kịch gián cách và thơ trí tuệ. Xem thêm hai bài thơ của Trần Xuân An: “Bốn mùa thể loại”, “Nội chiến tranh giành Đất Mẹ” (01 & 02-01-2021). ~ Xem: "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua", tài liệu Bộ Ngoại giao, Nxb. Sự Thật, 1979. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2800146380259295/ Bài 17 thêm vào “Tổ quốc ơi…” PHÉP MẦU Ở CAMPUCHIA Trần Xuân An lịch sử biến quân đội cộng sản Việt Nam thành lực lượng chống cộng độc đáo nhất trong mười năm đánh Kh’Mer Đỏ để tái thiết chế độ lập hiến – quân chủ hiến pháp dân chủ được thượng tôn trên đất nước Campuchia sư sãi áo vàng thảo nào Campuchia gọi đó là “Quân Nhà Phật” phép mầu chăng? một thế cờ tàn, khi Thiên An Môn đầy xác khi rã Liên Xô, Đông Âu, không thể khác khi mấy triệu xương khô khắp ruộng rừng hoang lên tiếng kêu đòi cùng Biển Hồ mặn nước mắt * khi bão lửa chủ nghĩa Mao lụi tắt! khi khúc hùng ca kết nốt lặng Gạc Ma giữa Biển Đông sóng gầm, sóng thét! lịch sử biến quân đội cộng sản Việt Nam bảo vệ Tổ quốc chuyển sang kinh tế thị trường quân đội nhân dân dân tộc quân đội nhân dân học rộng mười phương lại thuần tuý dân tộc sẵn sàng chống mọi ngoại xâm. T.X.A. 13:23-14:20, 08-01-2021 ……… (*) Thủ tướng Campuchia Hun Sen: “Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên, Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật” (theo báo Quân đội nhân dân, 06-01-2019). ~ Tonlé Sap (Sông lớn, Hồ lớn), xưa nay được sách địa lí Việt Nam gọi là Biển Hồ, ở Campuchia. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2802754249998508/ Bài 18 thêm vào “Tổ quốc ơi…” LỘN TRÁI MAY LẠI ÁO QUẦN Trần Xuân An sự thật đời, bạn thân yêu ơi tôi thấy lắm khi như bao tấm vải không thể duy nhất mặt phải cũng không bao giờ là mặt trái đơn thuần phải chăng, đó là phương cách tồn tại của mọi thực thể trần gian! * những năm rời bục giảng, khó khăn tôi làm nghề vắt sổ quán may giao hàng nhiều áo, nhiều quần bạc màu do nắng mưa, sương gió phải tháo ra, may trở mặt trái ra ngoài, nguyên màu, đón xuân vậy đó, niềm tin trong ngần ở đời, sự thật như lá, lá đều hai mặt cũng có nhiều mặt trái lá, sâu ăn dù mặt phải lá, vẫn còn tươi, xanh ngắt nhưng muôn cây mãi tốt, đại ngàn ruộng vườn bát ngát tôi vắt sổ áo quần lộn trái còn nguyên sắc dù vải che người, không bằng lá ruộng vườn, lá rừng nguyên hai mặt cũng đủ ấm lòng tin sự thật sao bạn còn chút gì băn khoăn chút gì kinh ngạc về hầu hết nhân vật hiện thực thời hai bên nương hai Khối, chiến tranh thời hậu chiến, hoà bình, thời thôi đói rạc trong thơ và tiểu thuyết tôi, tốt lành! như “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” lật lại, không khác “nhị vàng, bông trắng, lá xanh” *. T.X.A. 13:21-16:02, 08-01-2021 ………… (*) Tính toàn diện, toàn bộ của sự thật: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì đó là giả dối” (danh ngôn / ngạn ngữ Nga [?]); “Một nửa sự thật thường là điều dối trá to lớn” (Half a truth is often a great lie) Benjamin Franklin (1706 – 1790). ~ Chế Lan Viên, bài “Lộn trái”, 15-09-1988, Vũ Thị Thường sưu tầm, biên soạn, xuất bản (Chế Lan Viên toàn tập, Nxb. Văn Học, 2002). https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2802471206693479/
Bài 19 thêm vào “Tổ quốc ơi…” CON & NGƯỜI, CÁI CHÍNH LÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ Trần Xuân An “Con Người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh” * ai tách ra phần “Con” và phần “Người” “Con” là động vật tham sân si, giữa đời u tối * “Người” là cao cả, tốt lành, được sáng soi tham sân si mức nào mới thành tội phạm cao cả, tốt lành mức nào thì được tôn thờ không phần “Con”, phần “Người” không nốt không sâu sắc hiện thực, lãng mạn cũng ngây thơ cái quan tâm chính là sự thật lịch sử chỉ là sự thật lịch sử 131 năm sự thật Đỏ sau “bức màn sắt” trăng Mỹ kém tròn thua trăng Trung Quốc chăng * và Con Người, ai kia đòi hạ bệ vốn đắm chìm tham sân si, khoái lạc, đau thương theo họ: Con Người, vang lên kiêu hãnh quá nên cứ thét gào đòi cách mạng vĩ cuồng! cánh tả! Cánh tả! Maiakovsky: “Quay trái!” Chế Lan Viên “lộn trái”, thì “phải, phải”, được khen con người may máy, thành máy may thì công cụ * thơ không độc giả, thi sĩ Chế cũng “mình ên”! * – ơi hỡi buồn tênh! bút từng là công cụ chuyên chính sắc bén thi sĩ như khẩu súng nã đạn đỏ nòng ông từng bảo, hoà bình, chất tâm linh và trần tục thơ sâu rộng tình đời, di dưỡng nội lực, thưa ông? đọc “Lộn trái” và cả ngàn bài thơ “Di cảo” đâu chỉ nhằm hiểu thế nào hai chữ Con Người cái chính là hiểu một nhà thơ với sự thật lịch sử Miền Bắc trong “Di cảo”, lưu tiếng khóc, tiếng cười “Lộn trái”, rồi nghĩ cho cùng, “Trừ đi”, ông trăn trối * bởi đâu chỉ viết nghĩa vụ cho Miền Bắc nước mình vô hình trung, còn viết theo lệnh Liên Xô, Trung Quốc nếu kháng chiến như Nguyễn Trãi, đâu phải tự khinh! nhưng lịch sử đã thế, không cách nào bảo khác ông từng viết cả dân tộc đành chịu như Kiều – đúng ra, nương hai Khối, đuổi hai Khối ngoại xâm – hai Miền sám hối để lòng tự trọng dân tộc hồi sinh, đáng kính yêu. T.X.A. 12:34-17:01, 10-01-2021 ………….. (*) Gia đình cha mẹ và bản thân nhà thơ Chế Lan Viên vốn theo Phật giáo. Tham sân si (thuật ngữ Phật giáo): Tham: tham tài sản, danh vọng, chức quyền, sắc dục, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi… Sân: nóng giận, thù oán, trả thù, ghen tị… Si: mê đắm, không biết phải trái… ~ Câu văn nổi tiếng của Maxim Gorki (1868-1936). ~ Ý thơ Việt Phương. ~ Hai bài thơ “Lộn trái” (1988) và “Trừ đi” của Chế Lan Viên. ~ Mình ên, tiếng Nam bộ, gốc tiếng Kh’Mer: một mình, cô đơn, lẻ loi. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2803995876541012/ .

Bài 20 thêm vào “Tổ quốc ơi…” TÔI KHÔNG “TRỪ ĐI” Trần Xuân An 
đời cầm bút như dòng sông dòng sống từ khởi nguồn đến biển tác phẩm là nước, thong dong giữa đồng sau khúc hai bờ đá nghiến chảy lách, chảy vòng sau quãng đá hụt hẫng, thành thác đá lô nhô, thành ghềnh bị sức ép nào, được tự do nào hiện thực cưỡng bức ngấm ngầm ra sao dòng sông chữ vẫn nguyên dòng sông chữ toàn bộ tác phẩm tôi, nguyên dòng sống tôi chẳng “trừ đi” như Chế Lan Viên mặc dù ông “trừ đi” chỉ là cách nói toàn bộ tác phẩm ông còn vẹn nguyên nguyên chứng tích đoạn sông nào bị bức, hiếp! không, tôi chẳng “trừ đi”! nguyên vẹn dòng sống dòng sông. T.X.A. 06:45-09:12, 12-01-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2805259419747991/ . Bài 21 thêm vào “Tổ quốc ơi…” HỪNG ĐÔNG CỘNG SẢN TỪ KHOA HỌC – KĨ THUẬT Trần Xuân An một trăm năm, hai trăm năm, năm trăm năm có thể, và cũng có thể ngàn năm sau nữa hồng hoang nguyên thuỷ lại hừng đông Đỏ lúc máy tự động làm thay hoàn toàn cho loài người đó là lúc không còn nạn cướp đoạt mồ hôi bóc lột xương máu, chiến tranh xâm lược của cải vật chất thừa mứa trên Trái Đất loài người hoàn toàn có máy tự động làm thay loài người không chỉ có duy nhất Trái Đất này tài nguyên vô cùng tận, tỉ năm chưa dùng hết ít ra ở những hành tinh gần nhất chiến tranh xâm lược làm gì, nhân loại ơi! văn minh cơ khí, điện tử đều khắp nơi nơi hàng loạt nước tối tân, chứ không phải một nước bừng hừng đông cộng sản đều khắp Trái Đất chính tiến bộ khoa học công nghệ sáng cõi đời! 131 năm chiến tranh gần đây thôi cả dân tộc, kể cả khi hai Miền nội chiến thảm khốc chỉ vì Độc lập, Tự do, Dân chủ như trăm đất nước Việt Nam mình độc lập, tự do thật sự chưa? T.X.A. 07:01-07:55, 13-01-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2805876933019573/ 
Ảnh Google search
Bài 22 thêm vào “Tổ quốc ơi…” HOÀ GIẢI ĐỂ HOÀ HỢP, KHÔNG PHẢI ĐỂ CHIA RẼ Trần Xuân An hiệp ước nào cũng chỉ là cưỡng ước kí bằng bút, nhưng bằng xích xe tăng Pháp cưỡng ước, vẫn đấm thép vào Huế hoà giải ư, Dinh Độc Lập đầu hàng quá thấu hiểu, còn làm thơ hoà giải! chửi rủa nhau hậu chiến, chưa hoà chăng? ít chỉ chỏ, nhưng lại nhiều yêu mến mến nhưng lo, vì báo giấy chưa đăng Tito đỏ, trung lập giữa hai Khối * Che cũng đỏ, ghế cao, thất vọng sâu * ảnh hưởng bút học trò, rồi thầy giáo thiên chức thơ, hoà giải để thương nhau Pháp thực dân, Đỏ mình là người Việt (chống Cam đỏ, Tàu cộng, Nga hoàn Nga) “hãy cứu mình, trước khi Trời Đất cứu” hoà giải để hoà hợp, ta với ta! trong Hiệp ước, hoà giải là pháp lí * là công lí và đạo lí Việt Nam Trung Quốc cướp Hoàng Sa là xâm lược chỉ Hiệp ước Đồng bào mới muôn năm. T.X.A. 07:34-09:01, 18-01-2021 ………….. (*) Josip Broz Tito (1892-1980); Che Guevara (1928-1967). ~ Hiệp định Paris 27-01-1973 về Miền Nam Việt Nam. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2809340002673266/ 
Ảnh do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp Bài 23 thêm vào “Tổ quốc ơi…” KHÍ KHÁI ĐÀNG TRONG Trần Xuân An người Quảng Nam, người Đàng Trong khí khái chất người này do đất thoáng người thưa trời cao tiếp Trường Sơn, Biển Đông rộng một bất bình, đứng dậy, ghế cũng lùa đất sông Hồng nguồn cội, thông cảm nhé (nhớ Đàng Ngoài, “Gái Bắc” Nguyễn Tất Nhiên!) Đàng Trong hỡi, mềm mỏng cho nhờ chút đất mở cõi hết rồi, giữ cương yên! nói thẳng ra, Miền Nam người Nam giữ vỗ bàn chi, lùa xô ghế làm chi người xưa bảo đất nào nên cọp nấy Miền Bắc ơi, ruột thịt cũng nhớ ghi! học Tito, học Che, ta thất thế * vàng lí lịch cha ông, thủ phận rồi nhưng khổ nỗi, máu lại ưa cầm bút sợ giải phóng thành xâm lược, sử cười! văn muôn thuở từ bi kịch thời đại người thất thế không viết, ai viết đây? người Miền Nam có quyền hành, cũng đỡ kiểm duyệt ta, lẽ nào nghiệt hơn Tây! tuy Miền Nam cũng có sâu trong gạo nắm quyền hành – đao phủ chém gốc Nam nhưng bạn ta: Người Miền Nam khí khái sao xô ghế, thoát thân về nhà nằm? T.X.A. 09:19-10:45, 18-01-2021 ………….. (*) Josip Broz Tito (1892-1980); Che Guevara (1928-1967). https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2809379096002690/ . (…) Tito đỏ, trung lập giữa hai Khối * Che cũng đỏ, ghế cao, thất vọng sâu * ảnh hưởng bút học trò, rồi thầy giáo thiên chức thơ, hoà giải để thương nhau (…)
Bài 24 thêm vào “Tổ quốc ơi…” NGÀY “HỮU NGHỊ” VIỆT – TRUNG Trần Xuân An Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, vì “hữu nghị” mười tám tháng giêng nào, ta nhớ không? * hai biên giới, Gạc Ma, vì “đại cục” chiêu bài treo súng xâm lược đỏ nòng! T.X.A. trước 06:45, 19-01-2021 ………… (*) 18-01-1974, Trung Quốc đã khiêu chiến. Sau đó một ngày, 19-01-1974, hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc thật sự xâm lược. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2809921942615072/ Mượn ảnh từ FB Đăng Bình

Bài 25 thêm vào “Tổ quốc ơi…” CHÍ ĐỘC LẬP BÌNH SINH THỜI LƯỠNG CỰC Trần Xuân An 
bước vào tuổi sáu lăm, lại tự hỏi đời ta sao? Từ Huế mới lọt lòng dòng sống chảy tương tác cùng thế Đất vận Nước là hai Khối chẻ dòng sông sáng Nam Tư, Tito nhân vật sử * đau, cầm súng cho Đế quốc Áo – Hung buồn, cầm súng cho nước Nga xô-viết chống hai Khối, đỏ riêng sắc trung dung du kích quân Cu Ba từ Nam Mỹ thắng, ngồi cao, ghê máu chảy hoà bình Che tự thành hòn đá của Sisyphe * tự lăn lên rồi tự thả, hiện sinh! tuổi trung học, hai người như đất sét ta nhào nặn một thần tượng nước mình vào đại học, ta đỏ màu sáng tạo a ha ha, chí độc lập bình sinh! sau mấy năm Việt Minh, quãng độc lập cha hồi quy chính danh, về Quốc gia mạ tản cư, bị bắt, rồi được cứu nhưng tư tưởng, ta tự sáng tạo ta đỏ thống nhất, thật lòng ta cũng đỏ đùa đỏ ớt, đỏ cà chua, cay chua bị chối từ vào Đoàn (nói chi Đảng!) vẫn thành tâm nhà giáo đỏ lạc mùa ta từng viết ta như giáo sĩ đỏ “Kẻ tuẫn đạo” của Unamuno * (ông làm lễ, nhưng lướt câu kính tín!) lãnh tụ ngoại, Nga – Trung, ta phớt lờ ba bảy năm, dân đen công dân đỏ thời “Cởi trói”, văn sử đỏ, đỏ vàng ta vẫn vậy, họ Trần nhưng gốc Nguyễn sách ta đỏ, sắc đỏ Trần Xuân An thời trẻ tuổi, ta nhà thơ, nhà giáo mất một nhà, chỉ còn lại một nhà may “Cởi trói”, ta xây thêm nhà sử nhà tiểu thuyết, nhà luận — xương máu ta Đảng cầm quyền muốn đỏ thì cứ đỏ Đảng vẫn đỏ, ta công dân đỏ thôi Đảng dân tộc, ta mừng thuần dân tộc học trăm phương văn minh của loài người trong đời thường, dân đen công dân đỏ với hiến pháp, luật pháp, ta tuân hành trước trang viết, ta một chí độc lập bóng lãnh tụ ngoại cường đè, sao đành! cuộc đời ta, bao giờ cũng minh bạch tác phẩm ta cũng giấy trắng mực đen cống hiến đời gần năm mươi đầu sách sự nghiệp còn, vượt thắng mọi lãng quên. T.X.A. 20-01-2021 ………….. (*) Josip Broz Tito (1892-1980); Che Guevara (1928-1967). ~ Sisyphe, nhân vật thần thoại, bị hình phạt của Thượng thần chúa tể Zeus, cứ phải lăn đá lên đỉnh núi rồi thả xuống chân núi. Đó là một hình phạt khiến nạn nhân cảm thấy vô nghĩa, phi lí, nên đành phải tìm ý nghĩa sống trong tình cảnh chung thân, muôn kiếp vô nghĩa, phi lí của kiếp người, của trần gian. Albert Camus, nhà văn, triết gia hàng đầu của chủ nghĩa hiện sinh, đã viết lại thần thoại này. Chủ nghĩa phát-xít Hitler từng vận dụng hình phạt ấy, ở giếng nước (múc lên, đổ xuống), khiến nhiều tù nhân tự tử vì không thể chịu đựng nổi sự vô nghĩa, phi lí. ~ “Kẻ tuẫn đạo” (“San Manuel Bueno, Mártir” – Thánh Manuel Bueno, tuẫn đạo) của Unamuno, tác giả người Tây Ban Nha, Trần Xuân Kiêm dịch, Nhà xuất bản Quế Sơn – Võ Tánh, Sài Gòn, 1971: Nhân vật giám mục trong truyện được phong thánh sống, nhưng ông không bao giờ đọc câu kinh thể hiện đức tin về sự tồn tại Đức Chúa Trời. Ông không tin có Chúa Trời, mặc dù đó là điều răn số một, cơ bản nhất của Thiên Chúa giáo. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2810820145858585/ . sau mấy năm Việt Minh, quãng độc lập cha hồi quy chính danh, về Quốc gia mạ tản cư, bị bắt, rồi được cứu nhưng tư tưởng, ta tự sáng tạo ta
.
 .
 Ảnh: Google search
Bài 26 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
NHÂN MÙA BẦU CỬ Ở MỸ HB20-21, NGHĨ VỀ SỬ SÁCH NƯỚC MÌNH Trần Xuân An người đứng đầu nghiễm nhiên vào sách sử lễ đăng quang cả nước chói ngai vua sử trăm vua, chỉ dăm vua được quý nghìn năm bầu, mươi tác gia vạn mùa! sử lịch đại, tộc phả và gia phả hẳn còn lưu hay tro bụi mịt mờ tất cả rồi thời gian sàng lọc hết tên tuổi nào không chỉ vết mực khô? sao chữ tâm gấp ba chữ tài nhỉ? luyện sáng tâm gấp ba luyện sáng tài trò hư danh, trò quyền lực, muôn thuở thời gian rõ tâm và tài trên ngai không là vua. Tướng anh hùng, nghĩa sĩ quan yêu nước, lính dũng cảm cũng nhiều chưa thi hào, thì nhà thơ, nhà sử nhà tiểu thuyết, nhà tiểu luận, không điêu. T.X.A. 05:12-07:15, 26-01-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2814918208782112/
Bài 27 thêm vào “Tổ quốc ơi…” NỮ THẦN TỰ DO DA ĐEN TRÊN ĐỒI CAPITOL Trần Xuân An Amanda Gorman, trẻ trung và xinh đẹp nhà thơ nữ da đen hậu duệ xa đời người Phi Châu nô lệ nỗi đau nước Mỹ ở Châu Mỹ, chưa quên bài thơ Amanda vọng vang âm hưởng Lincoln, Luther King, Obama người giải phóng nô lệ, người đòi quyền sống người tổng thống Mỹ đầu tiên đen màu da Amanda Gorman, trẻ trung và xinh đẹp nhà thơ nữ da đen hậu duệ nô lệ da đen đọc thơ chào tổng thống trắng đã quỳ xuống trước thét gào đen “Cho thở với!, Chauvin! thơ Amanda vọng vang tiếng búa thanh toán đập vỡ tượng nhân vật sử buôn bán da đen và màu sơn bôi xoá tượng, mặc Covid-19 mắt Nữ thần Tự Do mở lớn, lệ hoen thơ nói thay Kalama Harris, nữ phó đắc cử biểu tượng sắc Ấn, nửa món nợ Đế quốc Anh Đế quốc Anh là mẫu quốc của nước Mỹ của người Mỹ thời khai khẩn khai canh nhà thơ nữ Amanda đọc thơ đoàn kết có tiếng bay chim câu điểm xuyết trắng đen tiếng thép dựng xây và luật thép cấm phá chỉ dựng bia tố cáo tàn sát ”Red Indian” * Amanda Gorman, trẻ trung và xinh đẹp biểu tượng đoàn kết: nhà thơ nữ da đen hậu duệ xa đời người Phi Châu nô lệ thành Nữ thần Tự Do, tiếng thơ lớn, lệ hoen. T.X.A. 14:23-16:15, 27-01-2021 ………….. (*) “Red Indian” có nguyên nghĩa là người Ấn Độ đỏ. Nguyên do là thổ dân Châu Mỹ vốn có màu da vàng hơi sẫm, không sẫm như người Ấn Độ, nhưng giông giống màu da người Ấn Độ, khi ra trận thường tự tô phẩm đỏ lên mặt để uy hiếp đối phương, nên thực dân Anh ban đầu ngỡ họ là người Ấn Độ, bèn gọi là Indian, hay American-Indian, Red Indian. Ngữ danh từ “Red Indian” có tính phản cảm đối với các tộc da vàng thổ dân Châu Mỹ. Họ không phải là người Ấn, màu da họ cũng không đỏ! Nhưng ngữ danh từ ấy vẫn còn được dùng trong những ngữ cảnh nhất định. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2815995575341042/ (đã đăng tặng ở Facebook của nhà thơ nữ trẻ Amada Gorman) Ảnh nhà thơ Amada Gorman đọc thơ trong lễ nhậm chức của Joe Biden và Kalama Harris — Google search 
Bài 28 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
VƯỚNG MẮC XƯƠNG LỊCH SỬ, NGƯỜI MỸ ĐÃ THÔNG MINH Trần Xuân An khai mở ra Tân Thế giới bằng máu và mồ hôi, đất và nhân phẩm thổ dân người Châu Phi nô lệ thành công cụ biết nói chương sử ghê tởm ấy, may có Lincoln may có Luther King, Obama, Harris nữa Toni Morrison, và thơ Gorman, vừa mới đây toả sáng lui lịch sử, sử dễ coi hơn trước sử Mỹ không khác, chỉ nối thêm hiện tại, tương lai dân tộc ăn thịt dân tộc, đất nước nuốt đất nước cổ đại hay cận đại, đều thế cả! Thời đó đã qua ngày nay, luật dân chủ có thể truất tổng thống hoà giải quá khứ, biết sắp xếp màu da liên danh đen trắng là thông minh, thấu tình đạt lí * đủ sức mạnh, nói về độc lập Tây Tạng, Tân Cương chặt giúp khỏi Biển Đông “lưỡi vạch” Trung Quốc thoát ngọng nghịu vì sử Mỹ, vướng xương! bầu cử Mỹ chả liên quan gì nước mình hậu chiến hai trận sóng thần Xanh rồi Đỏ, 131 năm! * cơ chi thống nhất, vẫn hai Miền, Miền Nam tự quyết * Miền Nam chỉ của người Miền Nam bầu cử Mỹ chẳng liên quan gì nước mình Thiên Chúa giáo Rôma xâm lược Chủ nghĩa Marx-Lenin xâm lược một phe dựa vào thực dân “khai hoá” là mị dân một phe dựa vào độc lập dân tộc “giải phóng” là mị dân cả hai đều dùng súng đạn bạo lực áp đặt gông cùm vào Việt Nam áp đặt, áp đặt, cưỡng bức, cưỡng bức đó là sự thật sử sách chẳng thế nào nói khác hơn! hai phần bài thơ này chẳng liên quan nhưng đều thể hiện cái nhìn “nhìn thẳng vào sự thật nói đúng sự thật!” còn lại năm đoá đỏ chống xâm lăng (lẽ ra chỉ có kẻ thù là Pháp và Nhật!). T.X.A. 14:23-17:31, 28-01-2021 ………. (*) Liên danh đen trắng cũng như liên danh trắng đen (bao gồm cả da vàng thổ dân, chủ nhân Châu Mỹ cả vạn năm trước). ~ 131 năm: 1858-1989. ~ Hiệp định Paris 27-01-2021 về Miền Nam Việt Nam. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2816780545262545/ . Ảnh: Condoleezza “Condi” Rice, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ (2005-2009), thời tổng thống George Walker Bush (Bush con) – Google search: 
Bài 29 thêm vào “Tổ quốc ơi…” ĐỎ Trần Xuân An cọ xát vào thực tiễn, đỏ còn năm đoá chống xâm lăng chống thực dân, phát xít, thực dân mới chống cộng sản Trung Quốc bá quyền, đỏ chói chống đỏ chói cộng sản diệt chủng Kh’Mer đỏ ngầm chống Mao, từ độ Huế Tháng Ba * kinh tế – chính trị mặc dù rất “xô-viết Nghệ – Tĩnh” nhưng thực tế là lãn công, quan liêu hơn hành chính đánh chủ nghĩa tư hữu, ruộng đồng thành thị xác xơ đỏ ở hội trường vẫn lãnh tụ ngoại quốc Mác – Lê vẫn sùng chủ nghĩa cộng sản Nga, dù Liên Xô rã uy thế, mức sống thời Đổi mới, nhờ không còn cực tả từ độ chạm súng Kh’Mer Đỏ, Tàu Đỏ, đã “bung ra” * chỉ còn chuyên chính độc đảng cầm quyền, bây giờ Đất nước chúng ta đỏ bây giờ thế đó nơi đặt tượng Quốc tổ Hùng vương, Mác Lê còn chiếm chỗ! đỏ năm đoá chống xâm lăng, đỏ luôn đi: Gỡ cờ và ảnh lãnh tụ ngoại cường! 45 năm là công dân đỏ của Đảng cầm quyền cảm giác vong nô rõ hơn dưới chế độ cũ đã có chính thể nào như đế quốc Liên Xô, trong hàng ngàn năm lịch sử? công dân biết là biết thế, nhưng vẫn tuân hành! xung đột ý hệ, bị lướt tới bằng chiến tranh lịch sử lưu lại đó, đợi thời hoà giải tôi cắm vào bình sọ, năm đoá đỏ chiến công vĩ đại cùng bốn đoá vàng, lam, sáng tỏ mãi nghìn sau! – “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to” – “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả” * độc lập không đổ máu, tốt hơn quá nhiều máu đổ nhưng thế Đất, vận Nước không giống nhau. T.X.A. trước 09:12, 31-01-2021 ……………… (*) ~ “Huế Tháng Ba”: 26-03-1975, ngày quân đội Miền Bắc vào quản lí Huế. ~ Kinh tế “bung ra”, bước đầu chấp nhận chủ nghĩa tư hữu, xem tư hữu là động lực kinh tế, từ 1979. ~ Theo Huy Đức (“Bên thắng cuộc”): “Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả””. Ba đế quốc to chắc hẳn là Pháp, Mỹ, Trung Quốc, còn Phát-xít Nhật, người Việt chỉ góp phần đánh đuổi, khi Nhật sắp đầu hàng và khi Nhật đã đầu hàng. Có lẽ đó là thủ tướng Anand Panyarachun, người trả lời thủ tướng Võ Văn Kiệt. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2818628441744422/ .
 .
Bài 30 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
VUA GIA LONG – BÁC HỒ Trần Xuân An hai trận sóng thần Xanh rồi Đỏ châu Âu đổ bộ nước ta, Nguyễn Ánh rồi Nguyễn Ái Quốc kẻ cứu công lao Chín Chúa, người cứu Đất nước “Hiệp ước Versailles”, “Luận cương thuộc địa”, khác nhau? * một “sát tả” để độc lập, rồi mất nước! Đau! một độc lập, Liên Xô rã còn cắm cờ, dựng ảnh hai trận sóng thần hai Khối — Chiến tranh Lạnh! đỏ vàng lam, chín đoá, nở trên bình sọ trắng, đất nâu. T.X.A. 08:34-10:11, 01-02-2021 …………. (*) Hiệp ước Versailles 1787 giữa Pháp và Pigneau de Béhaine, giám mục đại diện Nguyễn Ánh, nhưng hiệp ước này không thực thi; “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” 1920 của Lenin và bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lenin” của Bác Hồ. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2819530188320914/ .
———> ———>
| Bài 31, viết tiếp “Tổ quốc ơi…” CHÈO GHE VƯỢT CẠN Trần Xuân An ~~ tặng bạn Võ Văn Luyến (nhà thơ) ~~ chèo ghe trên bờ cạn “vượt cạn” đều “mồ côi” làm thơ, lọt lòng tứ bút chèo giấy mây trời! viết, kết hôn với Đời nhà văn là Người Mẹ bản thảo đau sinh đẻ đều “vượt cạn” “mồ côi” Mẹ – biểu tượng sáng tạo cả vật lí, y khoa… nở nhuỵ ở vầng trán hay từ ngực khai hoa! thiên tính Mẹ, trừu tượng vâng, thiên tính tinh khôi ai cũng có tính Mẹ tính Mẹ là tính trời thiên tính Mẹ – sinh sản sáng tạo cả thế gian như mọi người trần thế tính Mẹ trong nhà văn cho dù nam hay nữ tính Mẹ đều trong ta nhà văn không tính Mẹ phản ánh Đời mù sa! không ai đau thay được xé ngực sinh sách Đời “vượt cạn” như huyền thoại đồng nghiệp đến ru nôi. T.X.A. trước 14:00, 02-02-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2820327728241160/  .
Bài 32, viết tiếp “Tổ quốc ơi…”
THƯƠNG TRÂU, THƯƠNG BÚT PHÍM Trần Xuân An cuối năm, chờ đón Tết Trâu thầm nhớ bài ca dao cổ nghìn đời thân thương gắn bó “cấy cày là việc nông gia * ta đây trâu đó ai mà quản công” như người, nông gia trên đồng hơn người, bốn ngăn nhai lại * thương người, trâu nhường thóc mẩy “bao giờ cây lúa còn bông thì còn ngọn cỏ trên đồng trâu ăn” cùng giới cầm bút sử văn canh tân ruộng đồng chữ nghĩa không dạ dày tư. Răng bé * viết nhai lại thì sách cằn bật cười, loé Tết, khi nhằn ca dao thương trâu, thương trâu biết bao! khác loài, trời sinh ra vậy Tết Trâu, nhận đây một lạy người hơn người nhờ tài cao nói cùng loài vật, nao nao loài người! cầm bút, độc sáng, lẻ loi trâu là bút cùng máy chữ Tết Trâu, mỗi lạy mỗi thứ cánh đồng giấy trắng mênh mông cày ca dao cổ sáu dòng ra Giêng Tết Trâu, bút phím cũng thiêng chắp tay lạy, vơi áy náy sáu dòng ca dao, mấp máy: ‘bút phím ơi, ta bảo này cùng ra ruộng giấy, cùng cày với ta’… T.X.A. 08:11, 10:34, 09-02-2021 (28 tháng chạp, Canh Tý HB20-21) ………… (*) ~ Có dị bản: “Cấy cày vốn nghiệp nông gia”; “cấy cày giữ nghiệp nông gia” (câu thứ hai này thuộc bản sách Vũ Ngọc Phan, “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam“, in lần 8, Nxb. KHXH., 1978, tr.229). ~ Dạ dày của loài trâu có bốn ngăn (dạ dày tư). https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2825193884421211/ .

Bài 33, viết tiếp “Tổ quốc ơi…” NỤ HÔN TRƯỜNG CỬU Trần Xuân An đầu năm, trời đất hôn dài hôn từ tháng chạp ra ngoài tháng giêng nụ hôn như thể vô biên sầu đông rừng tím, sông nghiêng mai vàng. T.X.A. Mùng một Tết Tân Sửu HB21 (14:52-15:01, 12-02-2021) https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2827464210860845/ . Bài 34, viết tiếp “Tổ quốc ơi…” TẾT, TẶNG MỘT NGƯỜI VÀ NHIỀU NGƯỜI Trần Xuân An ~~ tặng Đ.Đ. & bài viết về gia đình bạn ~~ Tết, quét dọn quá khứ sao máu sử lại tươi nội chiến trong ngoại chiến người viết, may lòng nguôi chiến tranh là thế đó bắn, chặt đầu, đâm lê lưỡi rựa, cán cuốc đỏ mai gãy hồn làng quê chiến tranh là thế đó chẳng bên nào nhân từ Đỏ nhân, phải thắng đã Vàng nhân, buông, phải tù có kẻ cướp thương đất thành bộ đội anh hùng có kẻ xăm “sát cộng” thua bạc, giữ lòng trung cũng có nhà vô sự liên can mà vô can chắp tay, Tết máu cũ máu nội chiến đều oan oan – buộc lòng nội chiến đối phương trong nhân dân “giết oan hơn bỏ sót” say máu, nhạc thúc quân giết nhiều, càng yêu nước “giết người mà lên lon” * vòng hoa vì Tổ quốc thành liệt sĩ, cho con bao người dân vô tội bỗng dưng thành kẻ thù huân chương hoài rỏ máu ghế xương thời lửa mù trẻ vô can, vô sự đọc sử nội chiến, đau hãy trách người viết sử truyền thù đến nghìn sau! gắng viết sao cho thật nội chiến ba mươi năm Bắc, Nam đều ác! Nhớ viết còn tình Việt Nam đều Việt Nam yêu nước thù nhau đến tận xương hoà bình rồi, còn hận do sử học, văn chương! bồi dưỡng, đầu cơ hận khoét sâu, thổi phồng thù có phải mưu độc chiếm hay chước để loại trừ? hai phía đều yêu nước chống hai Khối ngoại xâm mỗi phía nương mỗi Khối vận nước của Việt Nam bút sử cần có lửa viết ngũ cường ngoại xâm nhưng nội chiến, một nửa cần toàn cảnh, sáng tâm. T.X.A. trước 15:23, ngày mùng 3 Tết Tân Sửu HB21 (14-02-2021) ……. (*) Nhạc phản chiến. Lon (le galon): quân hàm. Có trường hợp thăng quân hàm (lên lon) do chiến công, nhưng thường là lên lon theo thời hạn. “Hãy giết người đi con! Giết người mà lên lon!” là một lời chửi rủa, phản đối chiến tranh, chứ không phải là lời khuyên bảo nên như vậy. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2828985384042061/ .
 . Bài 35 viết tiếp “Tổ quốc ơi… “ LÀM RUỘNG CHỮ FACEBOOK Trần Xuân An làm thơ, cho hai phía hiểu nhau mới trông, như đòn xóc hai đầu hai bó lúa, gấp trăm bó đũa gánh lúa về, vai ta rạn đau * lúa trải tròn mặt trời, trên sân trâu đạp thóc rời. Xay. Giã. Giần gạo trên sàng, chịu đun sôi lửa từng chén chữ, mời hai phía ăn Trung phần, đâu phải nhọn hai đầu nhọn hai đầu: Lũng Cú, Cà Mau ôm mũi xóc, không cọng lúa đứt đến mâm cơm, hạt chữ thơm nhau gần bảy năm, cuốc bẫm cày sâu soi mặt sông, đầu bạc, trắng râu lúa gánh rồi! Thôi, hai vai chín * thơ hoà giải này vang tới đâu! T.X.A. 06:11-07:05, 19-02-2021 (Mùng 8 Tết Tân Sửu HB21) …………. (*) Chín dạn: Đúng ra, phải viết là “chín rạn”. Đây là chữ của Nguyễn Du, một từ ghép trong “Văn tế thập loại chúng sinh” (“Văn Chiêu hồn”) của ông. Chín rạn: chỗ trên hai vai người bị đòn gánh tre, đòn xóc tre đè nặng, cọ xát, theo nhịp chân bước, khiến da bị chai lì, như thể bị chín bỏng đi và bị rạn nứt ra. . https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2832300527043880/ . Ảnh do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp: 
. Bài 36, viết tiếp “Tổ quốc ơi…” NGƯỜI VIỆT MÌNH HẬN THÙ NHAU LÀM CHI, NỘI CHIẾN TRONG NGOẠI CHIẾN Trần Xuân An những mẩu tin hình sự trên mặt báo hằng ngày rởn gáy tận giấc ngủ hoà bình, thế này đây! nữa là thời nội chiến trong ngoại chiến, bom dày súng rền, luật bắn giết – luật rừng – không ghê tay miền Quốc gia, giết Đỏ miền Cộng sản, giết Vàng lẽ đương nhiên thời chiến! sử mỗi làng bao trang? trước chia cắt Bến Hải sau đó, cũng máu xương Pháp – Tàu, thác súng đổ Mỹ – Nga, thác súng tuôn cái ác trong người Việt hay cái ác chiến tranh? chiến tranh khiến người ác ác, nhân danh tốt lành! Nam, vì bình yên nước diệt “Cộng sản xâm lăng” cấm liên lạc, tiếp tế cấm chứa chấp “phiến quân” * Bắc, vì bình yên nước truy Quốc dân đảng tan giết quan quân Bảo Đại tề “nguỵ” của thực dân * hiền lành và nhẫn nại là người Việt nghìn đời nhưng chiến tranh, mầm ác bùng lên, tự vệ thôi chiến tranh tạo guồng máy dựng tình thế mất còn đinh ốc không thoát được chôn địch kẻo địch chôn chiến tranh là chém giết lửa nung tham sân si chiến tranh, quy luật ấy hiểu vậy, thù hận chi! trăm ba mốt năm đó truy nguyên, kẻ thù đâu? kẻ thù chính là Pháp là Tàu, dù đổi màu là Nga, đế quốc Đỏ là Nhật theo Hitler là Mỹ, thực dân mới! ta thù nhau là mê và tôn giáo chính trị khiến đức tin cũng mù chủ nghĩa công hữu Đỏ nhiều súng, đầy ao tù điểm nóng Chiến tranh Lạnh ta hận thù nhau chi! say máu, say thuốc súng say tuyên truyền, sân si bồi dưỡng thù, giết địch hun đúc hận, lợi quyền chiến tranh, kẻ thảm sát án toà binh hẳn nguyên biết bao người trẻ tuổi học hành trong chiến tranh không mảy may thù hận đau nội chiến, sao đành! trẻ tuổi, còn ảo tưởng tưởng ảo tốt, cũng lành hào quang Điện Biên phủ Sài Gòn, hoà bình nhanh đằng nào cũng lệ thuộc cùng lệ thuộc một bên gộp sức giành độc lập quốc thể, không chịu hèn! trẻ tuổi, hiểu quy luật chiến tranh là thế thôi đâu ngờ còn cách mạng lật giai cấp, đổi đời (thơ tôi hồng thống nhất trải lí lịch, thiệt thòi coi bão táp cũng vặt bút làm cán cân đời!) chiến tranh, kẻ hận máu hoà bình, người hận thời may chủ nghĩa cọ xát vào thực tiễn, bốc hơi “Đổi mới” và “Cởi trói” thành Miền Nam cả rồi đỏ vàng lam chín đoá bình sọ trắng vui cười. T.X.A. 08:34-10:01, 20-02-2021 ………….. (*) Một vài từ ngữ hai bên Đỏ và Vàng dùng để miệt thị nhau, như “phiến quân” (quân xúi giục, giúp kẻ ác), “nguỵ” (giả dối, bù nhìn, giặc). Còn chữ “tề” là do ngữ “ban hội tề” được rút gọn. “Tề” cũng như “đồng” trong ngữ “ban hội đồng”: cùng nhau chung sức. Tên gọi "ban hội tề" tồn tại đến 1949 (theo một số tác giả nghiên cứu), về sau đổi danh xưng thành “ban hội đồng” ở các làng xã. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2833156620291604/ .
 .
 . Ảnh từ Google search: Những địa danh gắn liền với tuổi học trò của tôi (thiếu An Giang, Sài Gòn – Gia Định). . CÂU ĐỐI 1 TẾT TÂN SỬU 2021 Trâu lịch Việt, tân niên, nghé ngọ mừng Xuân Mai phương Nam, cổ truyền, long lanh thắm Tết T.X.A. 06-02-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2823955224545077/ .
 . CÂU ĐỐI 2 (HÀI HƯỚC) TẾT TÂN SỬU 2021 Covid vào Cồ Việt, Covid sợ; mừng còn Tết thương trâu Côvơ đến Cổ Vời *, Côvơ lo; vui vẫn Xuân quý nghé T.X.A. 08-02-2021 ……………… (*) Các vùng biển xa cổ xưa của nước ta. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2824711691136097/ .
 .
 .
 . Ảnh: Đôi trâu đang phi và hoa mai vàng (Google search).
Bài 37, viết tiếp “Tổ quốc ơi… “ BÓNG & TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN GÁNH LÚA TRÊN ĐỈNH NÚI SƠN CHÀ Trần Xuân An ý chí ngàn xưa vẽ lên trời cao in bóng xuống trang thơ tôi: Người gánh lúa dấu chân bước: Hoàng Sa, Trường Sa ngọn bút tôi thành đục, thành búa tạc tượng Người Nông Dân trên núi Sơn Chà mỗi hừng đông bóng ngã vào thành phố mọi chiều tà bóng ôm Biển Đông ta mến thương Phillipines trường thành đỡ bão thân gần Phillipines vạn đảo hào hoa hình tượng Đất nước: Người gánh lúa bó Nam phần, bó Bắc phần, trong chúng ta mất bước chân Hoàng Sa, Trường Sa: mất đôi chân Việt Nam xưa xa, sóng vỗ — mất đôi chân cái bóng hình tượng đó! T.X.A. 08:23-11:12, 22-02-2021 …………. (*) Sơn Chà ở Đà Nẵng (có người ghi là Sơn Trà). https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2834590186814914/ Ảnh của báo Phú Yên (Google search):  .
Bài 38, viết tiếp “Tổ quốc ơi… “ KHĂN TANG TRONG LÍ LỊCH Trần Xuân An 1 bốn mươi tư năm chiến tranh ruột thịt gia đình không có ai chết trận tất cả đều được bình an nhưng vẫn có ba nỗi niềm khăn tang đã lắng trong quãng dăm năm Việt Minh bà nội kính yêu, máy bay Pháp bắn Kh’Mer Đỏ tấn kích, chết người anh trong trại tù sĩ quan, sau tàn cuộc Sài Gòn một đứa em chìm theo ghe ngoài biển hai nỗi đau do giặc ngoại xâm nói chi một nỗi đau do bão và sóng mặn không là gì, so với đồng bào chung số phận tràn ngập máu xương non nước li tan 2 chiến tranh trong bao chiếc khăn tang ở trăm triệu công dân, trăm triệu lí lịch có loại lí lịch trích ngang về máu, nước mắt bốn mươi tư năm chiến tranh từ lâu siêu thoát khói nhang dẫu sao, không dễ gì bị lí lịch giam cầm nếu mọi người tự do tư tưởng, tự do cầm bút (ruột thịt gia đình nội ngoại Miền Nam có thời không chủ nghĩa lí lịch tự quyết tự thân) tự quyết con đường chính mình trong đời sống, trên từng trang viết có thể bị ngã, do đâu đó đẩy xô oan nghiệt vẫn gượng lên, tự quyết chính mình mỗi trang viết thách thức với nghìn năm giải thoát cho mọi nhà sử, nhà văn cho dù lí lịch Vàng hay Đỏ cái tâm của mỗi người trên trang viết đó hãy thách thức tác phẩm mình với nghìn năm! 3 không phải khăn tang trong lí lịch mà chính là ba chiếc khăn tang về ba cái chết Chân, Thiện, Mĩ tầm mắt không thấu trần gian vạn năm ba chiếc khăn tang này mới bịt mắt sử, văn… T.X.A. 05:12-07:01, 24-02-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2835968273343772/ Ảnh do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp: 
Ngày Thơ Việt Nam (15-01 âl.) & Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-02 (2021) Bài 39, viết tiếp “Tổ quốc ơi… “ VACCINE COVID-19 RẰM NGUYÊN TIÊU Trần Xuân An vầng trăng tròn, tròn làm chi để khiếm khuyết rồi chờ khi trăng tròn tròn trăng Cuội, lại hao mòn triệu năm nữa trăng vẫn còn nguyên trăng phi thuyền không chở theo Hằng vì trăng không Cuội! Truyện gần thực hơn hình tượng Hằng lẻ, Cuội đơn mơ cây thuốc, chín như non, trăng ngời sự thật trần trụi lâu rồi trăng vẫn đẹp cho cõi người ánh trăng đẹp trăng chia sáng thế gian rằng Cuội giấu thuốc thành chàng chiếc thân! mặt trời, tới gần, thành than tội nhân độc nhất, tối dần sáng ra: gương Cuội treo cõi người ta án “tù” thuốc giấu xưa xa muôn đời nếu chiết cành cho khắp nơi nếu khắp nơi biết, cử người đến canh cây chẳng lên trăng trời xanh Cuội không níu rễ, sao đành Hằng xa! trừ mặt trời lửa cháy loà cõi trần này, sáng nhất là Cuội thôi triệu năm một tấm gương soi tội ích kỉ lớn nhất đời phải chăng? tôi và bạn, đêm Giêng trăng cầm điện thoại, ngồi khác bàn, cách li trăng Covid, trăng siêu vi có nghe “tù” Cuội khóc gì Hằng ơi! đày lên hoang vắng đơn côi sáng là rõ án mặt trời soi cho cây thuốc nghìn năm chết khô truyện dân gian Cuội nhờ thơ nhắn Hằng án không bản án, sáng trăng ánh trăng đủ nhắc luật nhân quả đời sự tích xưa định hình rồi * giải mã này, đâu cưỡng lời nào đâu! thời Covid ngồi xa nhau nỗi cô độc treo trên đầu rõ hơn ích kỉ, không ai sống còn nhìn trăng, kẻo dịch vùi chôn loài người! T.X.A. 06:34-08:02, 26-02-2021 ……………… (*) Tôi giải mã căn cứ vào bản sưu tầm từ lâu đã cố định của học giả Nguyễn Đổng Chi. https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2837456903194909/ 
Xem thêm (nhưng chủ yếu căn cứ vào bản sưu tầm của Nguyễn Đổng Chi): Dưới đây là bản rút gọn, cải biên một ít tình tiết, nhưng ý tứ không khác bản do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, lâu nay được xem là bản gốc: Sự tích chú Cuội cung trăng 1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về. 2. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên. 3. Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý. (Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM, do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Nguồn: Sách giáo khoa lớp 3 (truyện đã được rút gọn, cải biên) – web loigiaihay. com). —————— Trọn vẹn văn bản trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi (5 tập, in nhiều lần, Hà-nội, 1957 – 1982): Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là sự tích thằng Cuội cung trăng Ngày xưa ở một miền nọ có thằng Cuội làm nghề đốn củi. Tất cả tài sản của Cuội chỉ có một chiếc rìu. Một hôm như thường lệ, Cuội vác rìu đi vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi lội qua một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang hổ. Nhìn trước nhìn sau, chỉ thấy có bốn con hổ con đang vờn nhau trước hang, Cuội bèn xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay ra đất. Nhưng vừa lúc đó, con hổ mẹ cũng về tới nơi. Nghe một tiếng gầm kinh khủng ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quăng rìu leo thoăn thoắt lên một ngọn cây cao. Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ lồng lộn trước đàn con đã tắt thở. Nhưng chỉ một lát sau, hổ mẹ bỗng bỏ con nằm đấy, lẳng lặng chạy đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, miệng đớp lấy một ít lá cây rồi trở về nhai mớm cho đàn con. Khoảng giập bã trầu, bọn con hổ tự nhiên cục cựa, vẫy đuôi rồi sau đó lại đi đứng chạy nhảy như thường. Biết đấy là cây thuốc thần, Cuội chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, lần xuống tìm đến cây thuốc kia, đào gốc vác về. Dọc đường, Cuội gặp một ông lão nằm vật trên bãi cỏ. Cuội ghé lại xem thì ra ông lão đã chết. Chàng đốn củi liền đặt gánh xuống, không ngần ngại rứt ngay mấy lá cây quý rồi cúi xuống nhai mớm vào miệng ông lão. Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở bừng mắt tỉnh dậy. Ông hết lời cảm ơn chàng trai cứu mạng và hỏi chuyện. Thực tình, Cuội kể lại tất cả. Nghe xong, ông lão kêu lên: – Trời ơi! Lão từng nghe nói cây này vốn tên là cây đa có phép “cải tử hoàn sinh”. Thật là lão có phúc mới được gặp con. Con hãy chăm vun bón cho nó để cứu thiên hạ. Nhưng nhớ đừng có tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó. Nói rồi ông lão chống gậy ra đi. Còn Cuội thì gánh cây về trồng ở góc vườn để tiện chăm sóc hàng ngày. Luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào Cuội cũng tưới cây bằng nước giếng trong. Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai vừa nhắm mắt tắt hơi là Cuội lập tức mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm, Cuội lội qua sông thấy xác một con chó chết trôi. Thương tình, Cuội vớt lên rồi giở lá giắt trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quýt theo Cuội tỏ lòng biết ơn. Từ đấy Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn. Một lần khác có một lão phú hộ ở làng bên cạnh hớt hơ hớt hải chạy đến tìm Cuội vật nài xin Cuội cứu cho con gái minh vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà và đưa lá ra chữa. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên. Rồi nàng mở bừng mắt ra, vươn vai ngồi dậy. Lão phú ông xiết hao mừng rỡ, bảo Cuội muốn lấy gì cứ việc chọn tùy thích. Cuội ngỏ ý chỉ muốn lấy cô gái làm vợ. Biết Cuội là ân nhân của mình, cô gái thuận làm vợ chàng. Lão phú ông cũng bằng lòng gả con cho Cuội. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật vui vẻ êm ấm. Nhưng trong vùng có bọn con trai hồi trước vẫn ngấp nghé cô gái của lão phú ông, nay thấy bông hoa thơm tự nhiên lại lọt vào tay anh chàng đốn củi thì ngấm nghầm ghen tỵ và cố tìm cách làm hại cho bõ ghét. Một hôm chờ lúc Cuội lên rừng, chúng xông đến định bắt lấy vợ Cuội. Không ngờ vợ Cuội chống cự quyết liệt, chúng bèn giết chết. Giết đoạn, chúng vẫn sợ bị lộ vì biết Cuội có phép chữa cho người ta sống lại, nên chúng lại moi ruột người đàn bà vứt xuống sông rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội gánh củi trở về thì thấy vợ đã chết lạnh từ bao giờ rồi. Cuội vội bứt lá để mớm nhưng mớm bao nhiêu vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống lại được. Thấy chủ khóc lóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến bộ ruột của mình để thế vào bộ ruột của cô chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ nhưng cũng liều nhắm mắt mượn bộ ruột chó thử cứu cho vợ mình xem sao. Quả thực sau khi lắp ruột vào, vợ Cuội lại sống lại như trước. Thương con chó vì chủ mà chết, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất lắp vào bụng chó rồi nhai lá thuốc dịt vào; không ngờ chó cũng đứng dậy, vẫy đuôi liếm vào tay Cuội. Vợ với chồng, người với vật từ đây lại quấn quýt hơn trước. Nhưng Cuội không ngờ rằng cũng từ dấy tính nết của vợ mình có phần thay đổi. Người đàn bà ấy dường như lú ruột lú gan, bảo một đàng làm quàng một nẻo. Điều đó làm cho Cuội lắm lúc bực cả mình. Cuội rất lo, vì không biết bao nhiêu lần chồng dặn vợ – “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây giông lên trời”. Thế mà vợ Cuội nào có nhớ cho lời dặn quan trọng ấy. Một buổi chiều, chồng còn kiếm củi chưa về, vợ Cuội đang hái rau ở vườn phía Đông bỗng thấy mót, bèn chạy vội lại gốc cây quý của chồng, chẳng còn nhớ gì đến lời dặn: cứ thế vén váy đái. Không ngờ vừa đái xong, tự nhiên cả một vùng đất chuyển động, cây cối xung quanh rung lên và gió thổi ào ào. Được một chốc cây đa long gốc bật rễ rồi lừng lững bay lên trời. Giữa khi ấy Cuội đã bước chân về đến cổng. Thoáng thấy cây quý sắp bay mất, bên cạnh đó có cả người vợ đang kêu om sòm, Cuội đoán ra nông nỗi, lập tức vứt ngay gánh củi, nhảy bổ đến toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ còn kịp móc rìu vào rễ cây cốt để kéo cây xuống, nhưng cây vẫn một mực bốc lên không sức nào có thể ngăn lại. Về phía Cuội, chàng cũng nhất định không chịu buông rìu, thành thử cây thần kéo cả người Cuội bay lên mãi, lên mãi, cuối cùng đến tận cung trăng. Từ đấy Cuội ở luôn tại cung trăng với cây đa của mình. Cho nên ngày nay mỗi khi nhìn lên mặt trăng ta luôn luôn thấy bóng của Cuội dưới gốc cây thuốc quý. Người ta kể rằng mỗi năm cây đa chỉ rụng có mỗi một lá mà thôi. Ai nhặt được lá cây ấy thì có thể dùng để cứu chữa người chết sống lại. Những con cá heo cũng biết như vậy, cho nên nếu lá rơi xuống biển, chúng tranh nhau đớp lấy coi như của quý để làm thuốc cứu chữa cho tộc loại. (Nguồn bản vi tính: sachhayonline. com) ——————– ——————– Trích tiểu thuyết “Ngôi trường tháng giêng” của Trần Xuân An (1998), Nxb. Thanh Niên ấn hành 2003: “… Vầng trăng cổ tích! Cổ tích có chút châm biếm thói ích kỉ của chú Cuội khư khư giữ kín thuốc giấu, có niềm khát vọng chữa lành mọi vết thương đau trần thế, và còn có cả hai tâm trạng cô đơn nghìn năm vời vợi – nỗi nhớ trần gian –, dân dã thôi nhưng sâu thẳm hơn cả Xen Ê-xuy-pe-ri (Saint-Exupery). Lộc Biếc ngẩng mặt lên vầng trăng, vầng sáng của cô Hằng. Vâng, ích kỉ đồng nghĩa với cô đơn và cô độc, tuy có vợ có chồng ngày ngày bên nhau. Và cũng bởi ích kỉ, cây đa thần dược thành nơi phóng uế phàm tục! Vâng, ích kỉ sẽ tự đày mình vào một hành tinh hoang vắng. Vầng sáng tự ngàn xưa mờ mờ in dáng cây đa cổ thụ như một vết nhơ đa nghi, ích kỉ, cô độc!…” .

Ngày Thơ Việt Nam & Ngày Thầy thuốc Việt Nam (15-01 âl. & 27-02 / 2021) Bài 40, viết tiếp “Tổ quốc ơi…” SINH RA TRONG CHIẾN TRANH, GIÀ ĐI TRONG HẬU CHIẾN Trần Xuân An nghề văn cũng như nghề thuốc hậu chiến cũng trầm trọng vết thương phẫu thuật bằng lí lẽ vô trùng, đanh thép thấu hiểu nỗi đau, tâm hồn cũng máu tuôn vải trắng như giấy trắng, máu đọng đỏ chữ thập, đỏ trăng non, đỏ kim cương những mũi kim khâu hoà giải lành lặn trông như vài cầu Hiền Lương suốt đời tôi chưa từng cầm súng cha anh là sĩ quan bàn giấy, công chức phố phường nên kính nhân lên nghìn lần nỗi đau hậu chiến bao gia đình oằn lưng tang chế máu xương lí giải chính mình bằng chủ nghĩa lí lịch là hạ mức độc lập mỗi người xuống tầm thường nhưng thôi thì mỗi người tự hoà giải chữ và tâm, tự phẫu thuật, khâu lấy vết thương có nhà văn, cha là Việt Minh tập kết ra Bắc một đời cầm bút chống cộng kiên cường có nhạc sĩ, cha là đại thần, bị Việt Minh hành quyết một đời bao bài ca Đỏ, chẳng hoen sương vượt lên chủ nghĩa lí lịch, hồng lãng mạn rồi đỏ chữ thập, đỏ trăng non, đỏ kim cương nhưng viết — phẫu thuật, dưới ánh sáng trắng ánh sáng đỏ hay vàng, hoà giải vô phương. T.X.A. 13:34-15:01, 27-02-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2838524283088171/ .
 . Bài 41, viết tiếp “Tổ quốc ơi… “ HOÀ GIẢI “NGUỴ” VÀ “PHIẾN” Trần Xuân An người lính chiến nối liền sông bằng súng nhà chính trị nối liền núi bằng cờ dân thì sợ, quan không hoà giải thật tôi hoà giải bằng tiểu thuyết và thơ… hai Nhà nước gọi nhau “nguỵ” và “phiến” “nguỵ” tay sai, “phiến” phò ác ngoại bang * miệt thị nhau! Tôi thương Vàng, mến Đỏ nội chiến trong ngoại chiến, chống xâm lăng mọi lí lịch đều có Vàng có Đỏ vận nước chung, Chiến tranh Lạnh ba đời như Triều Hàn, Trung Đài, Đông Tây Đức “Nguỵ” và “Phiến” đều chung hương khói thôi sử lưu trữ thơ ca... một phía Đỏ sử lưu trữ tiểu thuyết... một phía Vàng mai sau đọc, chỉ sử, văn hoà giải người Việt Nam không thể mãi thù hằn sáu lăm tuổi, năm mươi năm viết lách Bến Hải đâu nghiêng hẳn Đỏ hoặc Vàng! từng oán hận mình ôm bình xương sọ nếu Việt gian, chín đoá đều Việt gian đỏ năm đoá, lưu và rửa chữ “phiến” lưu và rửa “nguỵ” bốn đoá vàng, lam Chiến tranh Lạnh, hai chữ kia nội chiến đất bình sọ: máu yêu nước Bắc – Nam. T.X.A. 14:21-15:30, 02-03-2021 …………. (*) Theo từ điển Hán – Việt: “Phiến” (xúi giục, giúp kẻ ác): phiến quân, phiến cộng; “nguỵ” (giả dối, bù nhìn, giặc): nguỵ quân, nguỵ quyền. Chú thích bổ sung có tính sử học: Theo đài báo, nhất là các đài phát thanh Quốc gia Việt Nam, kế tục bởi Việt Nam cộng hoà tại Miền Nam, nội hàm từ “phiến cộng” được làm rõ bằng câu: Cộng sản Bắc Việt được hình thành và thống lãnh bởi “quan thầy Nga Sô, Trung Cộng”, mà chính xác là, Nga Sô uỷ nhiệm cho Trung Cộng. Đó là quan điểm, lập trường chính thống của Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà. Và sau đây là quan điểm, lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hoà, rồi vẫn tồn tại trong giai đoạn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Theo thông tin từ các sách báo, tài liệu trước đây ở Miền Bắc, gần đây trên cả nước, từ “nguỵ” gắn liền với vương triều Nhà Nguyễn, từ Đồng Khánh (1885) cho đến Bảo Đại, kể cả giai đoạn Bảo Đại phục hồi vương quyền với danh xưng quốc trưởng (1947/1949-1955), và “nguỵ” còn gắn liền với chính quyền Việt Nam cộng hoà (1955-1975). https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2840615196212413/ .


Bài 42, viết tiếp “Tổ quốc ơi… “ PHÁC THẢO VỀ NĂM MƯƠI NĂM Trần Xuân An tự ngẫm lại năm mươi năm viết lách khảo Bắc thuộc, ngẫm Chiến tranh Đỏ – Vàng Trăm-ba-mốt năm dài, dài Hậu chiến * cây thống nhất có lá cành li tan Đất nước Đỏ, tôi Đỏ nghiêng quê ngoại Đỏ nhưng hồn thuần chất Việt Nam mình thơ Đỏ nhất, hiện nỗi niềm thất thế nam Bến Hải in trên thẻ chứng minh * lãng mạn Đỏ, nỗi niềm Vàng thấp thoáng nửa nhân dân, tâm thế sử sang chương đến “Cởi trói”, thơ từ mười bảy tuổi đồng hiện cùng Bốn-tư năm máu xương * dăm tiểu thuyết về lớp người Hậu chiến truyện – hồi kí. Nghiên cứu, sáng thiên lương nhân vật sử tổ tiên. Hai gốc nội luận về thơ, những quen biết, thân thương năm mươi năm, chất Đỏ sau “Cởi trói”: Đỏ pha Vàng trước Thống nhất đó thôi chống ngũ cường ngoại xâm là đạo lí * sọ di sản nở chín đoá bông ngời người Việt Nam bên này sông Bến Hải sông điển hình cả Chiến tranh Đỏ – Vàng trong Chiến tranh hai Khối – Cầu Ý Hệ vượt sóng thần hai cuộc máu vỗ tràn ngẫm về mình, bao giờ cũng phác thảo sợ sơ suất trở thành vết sẹo oan liệt kê rõ bốn mươi chín đầu sách * năm mươi năm viết lách bút chưa tàn mọi cuộc đời, lịch sử đều lưu dấu chiến tranh rồi hậu chiến trên phận người bị thua thiệt trăm bề, chỉ cầm bút mong thời gian không phải hư vô trôi. T.X.A. 05:23-07:34, 05-03-2021 ………….. (*) ~ Một-trăm-ba-mươi-mốt năm:1858-1989; và Bốn-mươi-tư năm: 1945-1954-1975-1989. ~ Khoảng năm 1976, quận Gio Linh và đặc khu Vĩnh Linh hợp nhất thành huyện Bến Hải. Sau 1989, lại tách ra như cũ, Bến Hải chỉ còn là tên sông – dòng sông lịch sử. ~ Tránh những suy diễn không chính xác, xin vui lòng xem danh mục bốn mươi chín (49) đầu sách được tác giả viết với các thể loại (vài cuốn biên soạn, sưu tập). ~ Chú thích bổ sung: sách Miền Nam chống tứ cường, trừ Mỹ sách Miền Bắc chống tứ cường, trừ Nga tâm trong sáng trẻ thơ ngời phép tính: Pháp, Nhật, Trung, Nga, Mỹ xâm lăng ta. (T.X.A.) https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2842536162686983/ Ảnh tác giả, do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp: .

Xem MỤC LỤC tập thơ 27/49 này và DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN (đầy đủ bốn mươi chín đầu sách) ở phần cuối trang này
Bài thơ viết thêm, sau khi đã hoàn tất tập thơ 27/49 (đã đóng tập, thực hiện sách PDF xong): CỞI TRÓI TIỀN CHIẾN, CỞI TRÓI HẬU CHIẾN Trần Xuân An ~~ Tri ân nhà văn Nguyên Ngọc (1932-) thời “Cởi trói”. Tưởng tiếc nhà văn “Tướng về hưu” (20-03-2021) ~~ mẫu quốc Pháp cởi trói bật bút sắc Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Liên Xô cởi trói Nguyễn Huy Thiệp khươi báo chí xôn xao nhưng Hai Cuộc Sóng Thần châu Âu vỗ ào cuộn máu đồng bào chưa bút ai tự cởi trói tôi nghĩ bút mình len đất sâu leo trời cao cây lịch sử, bút tôi chạm vào lõi 131 vòng năm, khổ đau, dữ dội không phải Pháp nào Liên Xô nào dân tộc ta phải tự cởi trói tự trọng, tự hào, cho nghìn sau. T.X.A. 15:22-16:20, 23-03-2021 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2855860444687888/ . Ảnh: Google search 
Bài thơ 2 viết thêm, sau khi đã hoàn tất tập thơ 27/49 (đã đóng tập, thực hiện sách PDF xong):
NHÁNH TRẦN XUÂN TỘC TRÚC LÂM Ở NHĨ TRUNG, CÙNG HUYỆN Trần Xuân An
làng Rừng Trúc, triều Lý xưa *1 nam Ma Linh cũ, vua đưa lính vào mấy trăm năm tiếp, dài sao "Ô châu cận lục" ghi bao người hiền *2
Dụ vua Nguyễn lùng Tây phiên *3 thua Sơn Chà, Pháp xô nghiêng Sài Gòn Ngài đọc sách cầm kiếm côn *4 sau "Nhâm tuất" rời Trúc thôn, lánh mình
từ Nhĩ Hà đất cổ kinh *5 thành Nhĩ Trung ở Gio Linh, biển gần quê vợ, Ngài được dung thân nhà ngoài làng, kề tiếng chân liên làng *6
nhánh Trúc Lâm xanh cồn hoang bên sông Cánh, mươi mùa vàng bến ghe *7 Trúc Lâm, quê gốc, Ngài về đời con, đời cháu sống quê Nhĩ này *8
đời chắt, huyết thống đổi thay sông Cánh Hòm tình đong đầy An Cư *9 thời Bến Hải đạn lửa mù Nhĩ Trung, mồ mả hoang vu... Dời về...
về Rừng Trúc, đồi vắng hoe "Ô châu cận lục": vọng nghe người hiền nghìn xưa còn đó, tương liên vọng Nhĩ Trung lối ngàn liền nẻo khơi
Trần Xuân tộc không bỏ rơi ông vô sinh vẫn nối đời khói hương *10 khác huyết thống, sống nhiều phương con cháu nuôi vẫn bình thường Trần Xuân
ơn vô tận, nặng vô ngần ba đời giỗ, việc họ dần giỗ chung hai quê nội, không ngập ngừng để tròn hiếu Nguyễn Văn cùng Trần Xuân
ân tình, ân nghĩa, thắm ân cành huyết thống ghép căn phần dưỡng nuôi hai họ nội, cha nên người dù bi kịch, đều vẹn cười, bà ơi
nếu "Cởi trói" thuở sinh thời hẳn cha thôi ngại luỵ đời cháu con ghi gia phả: sinh, dưỡng tròn An Cư son, Trúc Lâm son, điểm hồng
chuyện xưa ấy, lạ gì không bà trung trinh, kính yêu chồng đó thôi vuông thư ông Nguyễn, dặn rồi *9b nhìn nhận con tuổi ba mươi... Khóc bà...
cha nhìn con, con nhận cha chuyện đời trước, trước tôi ra chào đời hai nội thân, từ thiếu thời nghĩa nghiêm đạo lí, nắng soi ấm tình.
T.X.A. 12:23-16:02, 26-03-2021 (hai hôm sau ngày giỗ Bà Cố, 12-02 âm lịch) ...........
(*) 1. ~ Trúc Lâm (tên làng ở Gio Quang, Gio Linh, Quảng Trị): Rừng Trúc. Đất làng Trúc Lâm ở phía nam châu Ma Linh, thuộc về Đại Cồ Việt từ 1096, cách bờ phía bắc sông Hiếu không xa (sông Hiếu có lẽ là ranh giới giữa châu Ma Linh và châu Ô). 2. ~ Dương Văn An (1514-1591), “Ô châu cận lục”: “Trong xóm Trúc Lâm đâu thiếu người hiền nghỉ ngơi bên trúc” (Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc hiệu đính, dịch chú, Nxb. Thuận Hoá, 2001, tr.75); “Miền thôn ổ Trúc Lâm phải chăng là nơi hiền nhân ẩn dật?” (Văn Thanh, Phan Đăng dịch, chú giải, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tr.71). 3. ~ Dụ lùng bắt người Tây phương xâm nhập trái phép của vua Tự Đức và trước đó (triều Minh Mạng, Thiệu Trị). “Hoà” ước Nhâm tuất 1862. 4. ~ Theo phong tục, từ Ngài (đại danh từ biểu thị sự tôn kính, nói chung) cũng được dùng để gọi các vị gia tiên trong dòng họ, từ đời vải (trên đời cố/cụ) trở lên. 5. ~ Nhĩ Thượng, Nhĩ Trung, Nhĩ Hạ (+ Nhĩ Hà), theo các nhà nghiên cứu, vốn là cư dân ven bờ sông Hồng (Hà Nội), vào đất châu Ma Linh (Minh Linh), từ thời Lý, vị trí cũng gần kề đất Châu Ô (đất sính lễ Ô, Lý từ Chế Mân, vị vua Chăm cưới công chúa Huyền Trân triều Trần). Sách “Ô châu cận lục” viết: “Một dòng nước Nhĩ Trung đáng là chi lưu sông Nhĩ” (bản dịch TĐV. & HVP., sđd., tr. 78); “Sông ở Nhĩ Trung xứng là chi lưu của sông Nhĩ” (bản dịch VT. & PĐ., sđd., tr. 74). Tuy vậy, vẫn có tác giả cho rằng dân cư Nhĩ Trung, tuy cũng từ thời Nhà Lý, nhưng từ Thanh Hoá, Nghệ An, vào định cư tại đây (sau năm 1069, đời vua Lý Thánh Tông, Ma Linh, tức Minh Linh, đã thuộc về Đại [Cồ] Việt). Làng Nhĩ Trung trước 1975 thuộc xã Gio Mỹ, nay phân định lại, thuộc về xã Gio Thành (cùng xã với hai làng Nhĩ Hạ [+ Nhĩ Hà], Tân Minh), cũng thuộc huyện Gio Linh, Quảng Trị. Còn làng Nhĩ Thượng vẫn thuộc xã Gio Mỹ như xưa. 6. ~ Nhà ở gần miếu Âm hồn (mộ ông Trần Xuân Điền trước đây ở vị trí sát miếu này), thuộc xóm Phường, rìa làng Nhĩ Trung xưa, gần kề đường liên thôn, bên kia đường là bờ sông Cánh Hòm. 7. ~ Sông Cánh Hòm nối liền sông Thạch Hãn với sông Bến Hải. 8. ~ Ông khuyết danh họ Trần Xuân lấy vợ, sinh con, sống ở Nhĩ Trung được mươi năm, rồi ông lại về Trúc Lâm, vì tình trạng phân biệt ngụ cư, chính cư, và vì thời gian sau khi hoà ước Nhâm Tuất (1862) kí kết đã khá lâu. Đời con: Trần Xuân Khai (mộ phần trước đây ở cồn Chùa, xóm Phường, Nhĩ Trung); đời cháu: Trần Xuân Điền (nông dân, có học Nho Lão Phật, biết việc địa lí phong thuỷ, nghi thức cúng tế); đời chắt (khác huyết thống): Trần Xuân Khuê. 9 & 9b. ~ An Cư (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) là nguyên quán của đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886). Ở đây, nói đến hậu duệ (ông Nguyễn, tức là ông Nguyễn Văn Tương, cha đẻ của ông Trần Xuân Khuê). 10. ~ Ông nội Trần Xuân Điền vô sinh.
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2858811371059462/
Xem thêm:
Bài cũ
Bài XXIV (trong tập thơ "Trong tôi Bến Hải & Thạch Hãn): SÔNG CÁNH HÒM ĐỰNG CHUYỆN TÌNH XƯA Trần Xuân An
Xem thêm:
Bổ chú: 1953, thơ Chế Lan Viên, Huy Cận, Tố Hữu: Chứng cứ phân hoá Quốc gia – Cộng sản
Xem MỤC LỤC tập thơ 27/49 này và DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN (đầy đủ bốn mươi chín đầu sách) ở phần cuối trang này
|