Có thể xem như đối thoại cùng cố thi sĩ Chế Lan Viên:
Tập thơ 17 + bài 10
BỤI MẦM, LINH HỒN ĐẦU THAI
Trần Xuân An
ta là ai? Từ đâu? Về đâu?
nghiệp trong bụi mầm? Hương linh trong gió?
nếu linh hồn, thì đã qua cầu
ăn rồi cháo lú
nghiệp chỉ là bụi lửa
thắp nến luân hồi?
hay hồn quên kiếp cũ đầu thai?
ta là bụi nghiệp cũ còn đây
hay hồn xưa mang nghiệp
cũng quên tiền kiếp, không là tiền kiếp
ta là ai? Từ đâu? Về đâu?
ngoài nghiệp cũ, ta kiếp này, kiếp kia, khác biệt
khắc khoải nghìn xưa, bình tâm nhé, lẽ mầu
khắc khoải ấy vượt qua, sẽ qua núi cao biển sâu
hiểu ta vì ai? Gieo nhân cho đời hái quả
vì mình, cũng vì nhau
thoáng nay đẹp nghìn sau.
T.X.A.
trước 10:30, 24-07-2017 HB17
———-
HAI CÂU HỎI
Chế Lan Viên
“Ta là ai?”, như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
“Ta vì ai?” khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
Nguồn: “Chế Lan Viên toàn tập”, Nxb Văn học, 2002 (do Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn)
Nguồn: thivien net
.
ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1911113672495908
KHẮC CHẾ LẪN NHAU,
THÌ NÊN ĐỒNG QUY VÀO TÍN NGƯỠNG DÂN TỘC,
LẤY TÍN NGƯỠNG DÂN TỘC LÀM TRUNG TÂM
Tín ngưỡng Tổ Tiên Trời Bụt Việt
Nam có từ ngàn xưa, còn tồn tại đến muôn đời. Tín ngưỡng dân tộc này, một cách
mặc nhiên, đã và đang hoà giải dân tộc thời Hậu Chiến hiện nay. Không một tôn
giáo, ý hệ ngoại nhập nào có thể đảm đương được vai trò hoà giải ấy, bởi vì ít
nhiều đều khắc chế lẫn nhau, và đều là ngoại lai. Phật giáo Việt Nam, Thiên
Chúa giáo Việt Nam (hai dạng hữu thần) và Cộng sản Việt Nam (vô thần) đều phải
đồng quy về tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
T.X.A.
26-7-2017